Đồng hồ chính hãng của những thương hiệu nổi tiếng như Hublot, Rolex, Patek Philippe, Audemars Piguet, Panerai,… thường có độ bền cao, tuổi thọ có thể lên đến trên 10 năm. Tuy nhiên, nhiều người lại thắc mắc rằng tại sao bản thân sử dụng đồng hồ luôn gặp một số trục trặc phải thay thế, sửa chữa thường xuyên? Vậy thì, Gia Bảo Luxury sẽ bật mí cho bạn 8 hành động “giết chết” đồng hồ cần tránh để trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trên ngay dưới đây.
Vì sao đồng hồ của bạn liên tục bị “giết chết”?
Khi mua đồng hồ Thụy Sỹ, quý khách hàng sẽ được khuyến cáo tránh va đập mạnh, tránh sử dụng trong điều kiện thời tiết không ổn định, tránh môi trường có từ trường mạnh, nên bảo dưỡng định kỳ,…
Mặc dù bạn đã rất giữ gìn và thực hiện theo đúng những lưu ý kể trên nhưng “con cưng” của bạn vẫn bị hư hỏng và từ từ bị “giết chết”. Vậy thì, nguyên nhân là do đâu? Đơn giản, thói quen xấu khi sử dụng đồng hồ chính hãng chính là con dao giết chết đồng hồ theo năm tháng mà bạn không hề hay biết.
Những ảnh hưởng từ thói quen xấu của người dùng sẽ không lớn và chỉ diễn ra một cách âm thầm nên bạn luôn cho rằng đồng hồ của mình vẫn hoạt động tốt, bền bỉ. Đến khi phát hiện ra thì tất cả đã muộn.
Nếu bạn không muốn “giết chết” chiếc đồng hồ yêu quý của mình thì hãy dừng ngay những thói quen mà Gia Bảo Luxury bật mí dưới đây nhé.
8 hành động “giết chết” đồng hồ bạn cần tránh
Chẳng có đồng hồ nào có thể chịu đựng được nếu như bạn vẫn liên tục thực hiện 8 hành động này:
Đeo đồng hồ mọi lúc mọi nơi
Nhiều người có thói quen đeo đồng hồ mọi lúc mọi nơi, kể cả những khi hoạt động mạnh. Với những mẫu đồng hồ số (đồng hồ điện tử có mặt hiển thị LCD, LED…) hay đồng hồ được thiết kế dành riêng để chơi thể thao, bơi lội thì có thể không bị ảnh hưởng nhiều khi hoạt động mạnh.
Nhưng những mẫu đồng hồ thông thường sẽ rất nhạy cảm và “chết dần chết mòn” nếu như bạn vô tư sử dụng mọi lúc mọi nơi. Những hành động đơn giản như vung tay quá mạnh khi chơi thể thao, sử dụng đồng hồ trong trường hợp dùng máy cưa, máy khoan hay thậm chí là đeo đồng hồ để mang vác, bưng bê đồ nặng… đều khiến đồng hồ bị rung lắc mạnh và bị ảnh hưởng trầm trọng.
Tất nhiên, hành động này chỉ diễn ra một lần thì có thể đồng hồ của bạn sẽ không sao. Nhưng tần suất sử dụng liên tục, thường xuyên thì đồng hồ bị hư là điều dễ hiểu. Trong trường hợp bắt buộc, bạn nên chọn những loại đồng hồ phù hợp với thói quen sinh hoat, chơi thể thao và đặc thù công việc của mình để đảm bảo đồng hồ hoạt động tốt nhất.
Với những người thường xuyên hoạt động mạnh, không nên chọn đồng hồ cơ bởi mẫu đồng hồ này chịu chấn động kém và có nguy cơ bị hư hỏng nhiều nếu thường xuyên bị rung lắc.
Thiết lập lịch vào thời gian cấm
Thông thường, khi kết thúc một ngày thì đồng hồ sẽ thiết lập lịch mới cho ngày tiếp theo. Và sẽ thật “khó chịu” nếu như bạn tự động thiết lập lịch vào các khoảng thời gian lịch tự động nhảy. Điều này không chỉ khiến các chức năng lịch có trên đồng hồ bị sai mà còn ảnh hưởng nặng đến cơ chế của đồng hồ.
Với đồng hồ pin, hậu quả của việc tự động thiết lập lịch vào khung giờ cấm sẽ nhẹ hơn so với đồng hồ cơ. Một điều mà bạn cần phải biết đó chính là đồng hồ sẽ “chết vĩnh viễn” nếu như hành động xấu này diễn ra thường xuyên, liên tục.
Tùy vào thương hiệu, bộ máy mà đồng hồ sử dụng để quyết định thời gian cấm bạn không được đặt lịch. Tuy nhiên, để bảo vệ tốt nhất cho đồng hồ, bạn chỉ nên chỉnh lịch ngày, lịch thứ vào buổi sáng (8 giờ sáng đến 11 giờ sáng) mà thôi.
Dùng nhiều chức năng cùng một lúc
Tâm lý khi mới mua đồng hồ đó chính là thích khám phá, trải nghiệm và mày mò các chức năng tuyệt vời trên “con cưng” của mình. Và có không ít trường hợp phải đưa đồng hồ đi sửa chữa ngay sau đó vì sử dụng quá nhiều chức năng cùng một lúc khiến đồng hồ bị hư hại.
Đặc biệt là nhiều người lại có thói quen kéo núm điều chỉnh, vừa tò mò bấm các loại nút khác (trong đồng hồ kim) hoặc bấm hàng loạt các chế độ khác nhau (trong đồng hồ số). Hậu quả là đồng hồ sẽ bị đứng trong một thời gian ngắn sau đó vẫn hoạt động bình thường. Bạn cho rằng như vậy là ổn và lại tiệp tục mò mẫm các chức năng khác theo thói quen của mình. Nhưng chẳng có loại đồng hồ nào chịu đựng được việc bạn làm nhiễu loạn chức năng thường xuyên đâu nhé.
Lên dây cót, điều chỉnh đồng hồ khi đang đeo
Vì sợ mất thời gian và lười tháo đồng hồ ra nên nhiều người vẫn giữ thói quen lên dây cót hoặc điều chỉnh đồng hồ ngay khi đang đeo trên cổ tay. Hành động này có vẻ như không hề gây nguy hại và ảnh hưởng đến đồng hồ của bạn. Nhưng bạn lại không biết, hành động của bạn giống như một “quả bom nổ chậm” và sớm muộn gì đồng hồ sẽ bị giết chết mà thôi.
Ban đầu, chỉ là những nguy hiểm nhẹ như góc độ vặn núm, điều chỉnh không đúng khiến núm bị cong vênh. Nặng hơn, núm vặn sẽ bị biến dạng, hỏng trục cốt, lờn roong chịu nước,… Lúc này xem như đồng hồ đã mất hết vẻ đẹp sang trọng vốn có.
Nguy hiểm hơn nữa, núm vặn có thể bị văng luôn ra khỏi đồng hồ. Và chắc chắn, bạn sẽ phải tốn khá nhiều tiền để sửa chữa, thay thế núm vặn. Hoặc nếu bạn muốn trải nghiệm với nhiều phong cách khác nhau thì hãy cứ giữ nguyên thói quen của mình, bạn sẽ nhanh chóng được đổi đồng hồ ngay thôi.
Dùng các nút bấm, nút điều chỉnh dưới nước
Ngoài những mẫu đồng hồ được thiết kế dành riêng cho thợ lặn thì tất cả những mẫu đồng hồ còn lại tuyệt đối không được bấm nút hay vặn núm ở dưới nước. Dù đồng hồ có kháng nước ở độ sâu 100m, 120m thì hành động này cũng tạo một khe hở giúp cho nước nhanh chóng xâm nhập vào bên trong đồng hồ.
Nếu là đồng hồ cơ bị nhiễm nước sẽ ngừng hoạt động hoặc gỉ sét sau một thời gian ngắn sau đó. Với đồng hồ pin, xin chia buồn vì đồng hồ của bạn sẽ chết ngay tức khắc tại thời điểm đó.
Núm điều chỉnh cùng bộ vỏ được thiết kế chắc chắn nhằm đảm bảo khả năng kháng nước tuyệt vời của đồng hồ. Vậy nên, hãy chắc chắn rằng núm điều chỉnh được vặn chặt, các nút bấm không bị cong vênh, biến dạng, lệch nút trước khi xuống nước. Đồng hồ có niềng xoay hỗ trợ đếm thời gian thủ công sẽ là lựa chọn thông minh trong trường hợp bạn phải đo thời gian dưới nước.
Ép buộc đồng hồ tự động nạp năng lượng
Đồng hồ lên cót tự động sẽ nạp năng lượng khi được đeo trên cổ tay của bạn với những chuyển động tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều người cố tình lắc mạnh tay khi đeo đồng hồ hoặc cầm đồng hồ rung mạnh để quá trình nạp năng lượng diễn ra nhanh hơn, liên tục hơn. Điều này có thể đạt hiệu quả như mong muốn trong thời gian đầu nhưng lại là “con dao” giết chết đồng hồ của bạn một cách nhanh nhất.
Với một số loại đồng hồ tự động có hỗ trợ lên dây cót bằng tay thì nhiều người lại tận dụng ưu điểm này để “tiễn” đồng hồ của mình lên đường nhanh hơn bằng cách vặn núm lên dây cót liên tục mà không tuân thủ đeo đồng hồ đủ 8 tiếng.
Không quan tâm đến những tổn thương trên đồng hồ
Kính đồng hồ bị nứt vỡ, núm điều chỉnh và các nút bấm bị cong vênh hay bất kỳ sự thay đổi nào trên đồng hồ dù là nhỏ nhất đều là điều kiện để bụi bẩn và nước xâm nhập. Lâu ngày, đồng hồ sẽ bị gỉ sét gây ảnh hưởng đến các chức năng bên trong dẫn đến đồng hồ chạy sai giờ, bị đơ…
Đặc biệt, nếu gặp những sự cố như đổ nước, gặp mưa bất ngờ thì đừng hỏi tại sao đồng hồ của bạn “chết” không lý do nhé.
Đặt đồng hồ gần đồ điện tử, đồ công nghệ
Nhiều người có thói quen đặt đồng hồ gần đồ công nghệ, đồ điện tử như loa đài, điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính văn phòng… Nhưng họ lại không hề hay biết, những đồ dùng công nghệ này lại có từ trường và là “khắc tinh” của đồng hồ cao cấp.
Ban đầu, mức độ nhiễm từ nhẹ và đồng hồ gần như không có bất kỳ thay đổi, hư hại nào. Nhưng khi từ trường tích tụ lâu ngày, tình trạng nhiễm từ ngày một nặng hơn thì chiếc đồng hồ của bạn cũng nhanh chóng “ra đi”.
Để bảo vệ đồng hồ tránh được từ trường, bạn nên đặt đồng hồ cách xa đồ điện tử, đồ công nghệ. Hoặc trường hợp do đặc thù công việc, hãy chọn cho mình mẫu đồng hồ máy quartz. Bởi đồng hồ quartz có khả năng chịu từ trường tốt hơn so với đồng hồ cơ.
Làm thế nào để cải thiện thói quen “giết chết” đồng hồ?
Hãy cân nhắc thật kỹ những thói quen của mình để bảo vệ đồng hồ của bạn. Dù là đồng hồ cao cấp, chính hãng và có độ bền vượt trội nhưng bị “tàn phá” thường xuyên thì cũng sẽ không thể nào chịu đựng được.
Điều cần làm là tuân thủ những dặn dò, khuyến cáo khi mua đồng hồ và nâng niu “con cưng” của bạn một chút bằng cách loại bỏ những thói quen tiêu cực hằng ngày như đã kể trên.
Nếu bạn không thể nhớ hết những lưu ý trong thời gian sử dụng đồng hồ thì hãy chọn cho mình một địa chỉ cung cấp đồng hồ uy tín, chất lượng để tin tưởng, tiêu biểu như Gia Bảo Luxury.
Gia Bảo Luxury không chỉ phân phối và thu mua đồng hồ chính hãng đến từ nhiều thương hiệu đồng hồ đình đám mà còn dành tặng cho quý khách hàng những dịch vụ, chế độ hậu mãi vô cùng hấp dẫn.
Quý khách khi mua đồng hồ tại Gia Bảo Luxury sẽ được hưởng bảo hành chính hãng theo chính sách của nhà sản xuất. Ngoài ra, nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ, tư vấn và hỗ trợ để quý khách hàng có đầy đủ kiến thức trong việc bảo vệ đồng hồ của mình. Hãy liên hệ đến Gia Bảo Luxury thông qua 3 cơ sở tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh.
Cửa hàng Gia Bảo Luxury tại Hà Nội:
- Miền Bắc:: 0889200066 (Ấn phím 1) (zalo, viber, imess)
- 69 Quang Trung, Hai Bà Trưng
Cửa hàng Gia Bảo Luxury tại Đà Nẵng:
- Đà Nẵng:: 088.92.000.66 (Ấn phím 2) (zalo, viber, imess)
- 55 Đống Đa, Thuận Phước, Hải Châu, Đà Nẵng
Cửa hàng Gia Bảo Luxury tại TP Hồ Chí Minh:
- Miền Nam:: 088.92.000.66 (Ấn phím 3) (zalo, viber, imess)
- 164 Trần Hưng Đạo, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1